Nếu bị chảy máu chân răng phải làm sao?

Chảy máu chân răng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Dù là bắt nguồn từ đâu, chúng cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến và bị chảy máu chân răng phải làm sao?

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Do các bệnh lý về nướu, nha chu
Do xuất huyết giảm tiểu cầu
Do các bệnh lý cơ thể khác
Chảy máu chân răng do tác động mạnh. Xem thêm: chay mau chan rang co nguy hiem khong
Chảy máu chân răng khi có bầu

2. Chảy máu chân răng phải làm sao?
Biết được những nguyên nhân gây chảy máu chân răng, bạn cần có biện pháp kịp thời để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Một số lời khuyên của bác sĩ như sau:

Sau khi ăn xong dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám trên các kẽ răng thay vì dùng tăm xỉa răng. Tăm có thể làm tổn thương chân răng, gây chảy máu và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Đánh răng đúng cách, khi chải răng thì để bài chải nghiêng 45 độ, chải từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, không chà ngang hay chải quá mạnh sẽ gây tổn thương men răng và nướu.
Bạn có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng không những làm cho hơi thở thơm tho hơn mà còn hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.
Bổ sung thêm các loại vitamin C, D, A thông qua sử dụng các loại rau củ quả tươi sống như cam, chanh, táo, cà rốt…
Có thể cầm máu chân răng tạm thời bằng bông y tế.
Thăm khám răng định kì 3 – 6 tháng/lần tại những trung tâm nha khoa uy tín.

3. Lấy cao răng phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả nhất
Lấy cao răng là một thao tác bắt buộc để phòng ngừa và điều trị tình trạng chảy máu chân răng. Cao răng chứa vi khuẩn là một trong những thủ phạm chính dẫn tới viêm nhiễm nướu và các tổ chức xung quanh răng, do đó, muốn hạn chế chảy máu chân răng, bạn cần tới gặp nha sỹ định kỳ 4-6 tháng/lần để làm sạch cao răng.

Thực tế cho thấy, việc lấy cao răng có thể loại bỏ tới 90% tình trạng chảy máu chân răng nếu nguyên nhân xuất phát từ viêm nướu hay viêm quanh răng. Sau khi hoàn tất việc làm sạch cao răng, loại bỏ ổ viêm nhiễm thì tình trạng chảy máu chân răng cũng giảm dần và cùng với vệ sinh răng miệng tốt thì hiện tượng này sẽ chấm dứt.

Để hiểu hơn về tình trạng bị chảy máu chân răng phải làm sao? Các bạn có thể tới trực tiếp nha Khoa Kim theo Địa chỉ: 31 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM để tư vấn hoặc liên hệ hotline 19006899.

Nguồn: http://laycaorang.org/chay-mau-chan-rang-thuong-xuyen/