Viêm chân răng khi mang thai phải làm sao?

Viêm chân răng là tình trạng không phải hiếm gặp, nhất là khi viêm chân răng khi mang thai. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý tình trạng này như thế nào? Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn.

Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khá cao khi bà bầu bị suy giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn do thay đổi hormon trong thai kỳ. Vào tháng 2 của thai kì thì tình trạng viêm nướu, viêm chân răng có thể xuất hiện. Với những người đã có tiền sử bệnh răng miệng thì tình trạng trở nên tệ hơn, bệnh sẽ phát triển nhanh hơn khi mang thai.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh lý viêm chân răng khi phụ nữ khi mang thai là lợi sưng to, màu đỏ đậm, nếu sờ vào dễ gây chảy máu chân răng, thậm chí xuất hiện cả mủ khi ấn vào và gây hở chân răng… Xem thêm: Lợi không dính chân răng

ba-bau-bi-dau-rang

Bệnh viêm chân răng khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ sinh non và sinh con thiếu cân cao. Việc nướu bị nhiễm trùng do viêm chân răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi tấn công nướu răng, dây chằng, xương xung quanh răng tạo ra một ổ vi khuẩn và theo máu đi khắp cơ thể. Cơ chế tự bảo vệ của cơ thể sẽ làm sản sinh ra prostaglandin – một loại axit béo tự nhiên, kiểm soát tình trạng viêm và co cơ trơn.

Trong suốt thời gian mang thai, prostaglandin sẽ tăng dần đến mức đỉnh điểm khi có dấu hiệu của những cơn co thắt khi sinh. Việc prostaglandin được sản xuất cùng với sự lây nhiễm của vi khuẩn, làm cho cơ thể phát ra tín hiệu kích thích gây ra trường hợp sinh non.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu gần đây, bà bầu bị viêm chân răng là nguyên nhân lây truyền vi khuẩn gây sâu răng sang trẻ sơ sinh. Những người mẹ có sức khỏe răng miệng tốt, không bị sâu răng sẽ sinh con khỏe mạnh, không bị sâu răng và ngược lại.

Bà bầu bị viêm chân răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tốt nhất bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được các nha sỹ thăm khám, xác định tình trạng răng miệng thực tế. Nếu thực sự bạn bị viêm chân răng thì nha sỹ sẽ tiến hành lấy cao răng trước tiên để loại bỏ những mảng bám vi khuẩn – nguyên nhân chủ yếu gây viêm chân răng cùng với kết hợp điều trị bằng các loại thuốc khác. Lấy cao răng là một thao tác đơn giản nên không có tác động đến thai nhi, tuy nhiên cần lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để tránh biến chứng cũng như giảm đau nhức và chảy máu chân răng tối đa cho dù khi viêm chân răng thì hiện tượng đau nhức khi điều trị là không tránh khỏi.

Việc điều trị cho bà bầu bị viêm chân răng sẽ được tiến hành thận trọng để tránh tác động đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai thì việc sử dụng thuốc cần được đặc biệt chú ý, không nên sử dụng tùy tiện mà cần có sự chỉ dẫn cụ thể của nha sỹ.

Trong một số trường hợp viêm chân răng tiến triển nghiêm trọng thì nha sỹ sẽ cần đến các biện pháp chuyên khoa khác để điều trị, tuy nhiên chỉ nên thực hiện khi thai nhi từ tháng thứ 4-7 mà thôi, khuyến cáo không tác động nhiều đến răng khi thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Để hiểu rõ hơn về viêm chân răng khi mang thai? và những câu hỏi khác. Bạn có thể trực tiếp đến nha Khoa Kim Địa chỉ: 31 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM hay liên hệ số hotline 19006899 để được tư vấn.

Nguồn: http://laycaorang.org/cach-chua-benh-tut-loi-chan-rang/